NGỮ PHÁP 읍시다/ㅂ시다, (으)세요/ (으)십시오, 겠다, 지않다

1. 읍시다/ㅂ시다

Đây là cụm gắn sau động từ để thể hiện lời đề nghị, yêu cầu nào đó đối với người nghe. Nếu động từ kết thúc bằng phụ âm cuối thì dùng 읍시다, và động từ kết thúc bằng nguyên âm cuối ta dùng
ㅂ시다. Trường hợp động từ kết thúc là phụ âm ㄹthì ta lượt bỏ và gắn ㅂ시다.

         Ví dụ:


         지금 학교에 갑시다.                             
         Bây giờ chúng ta cùng đến trường nhé
         점심을 먹읍시다                                     
         Chúng ta ăn trưa thôi
         이 선생님에게 물어봅시다                    
         Chúng ta hãy hỏi thầy Lee nào
         점심 식사를 같이 만듭시다                    
         Hãy cùng làm bữa trưa nhé
         축구를 합시다                                          
         Hãy chơi đá bóng nhé


Ngữ pháp này kết hợp với 이랑,랑, 과,와 sẽ giúp câu nói nghe lưu loát, đủ ý nghĩa hơn

         지금 이 선생님이랑 같이 산책합시다 .
         Bây giờ chúng ta hãy cùng đi dạo với thầy Lee nhé

2. (으)세요/ (으)십시오

Cấu trúc ngữ pháp này gắn sau động từ để cầu khiến, yêu cầu ai đó làm việc gì. Nếu động từ kết thúc bằng phụ âm cuối thì dùng 으세요, và kết thúc bằng nguyên âm thì dùng 세요. Phụ âm cuối là ㄹ thì chúng ta cũng lượt bỏ và dùng 세요 nhé. Cấu trúc này thường có đi cùng các tiểu từ như 에게, 한테, 께

        Ví dụ:

        연기에 앉으세요                                   
        Anh hãy ngồi đây nhé
        9시에 오세요                                         
        Bạn hãy đến lúc 9 giờ
        밥을 만드세요                                       
        Bạn hãy nấu cơm nhé
        이선생님에게 드리세요
        Hãy đưa cho thầy Lee nhé   

* Đặc biệt: cấu trúc 세요 có thể đặt cuối câu hỏi để dùng hỏi người đối diện

        어떤 음악을 좋아하세요?                     
         Anh thích nghe loại âm nhạc nào thế?
        어느 나라 사람이세요?                         
        Anh là người nước nào?

Lưu ý: Cấu trúc ngữ pháp này chỉ nên dùng với các đồng nghiệp ngang bậc, hoặc hơn 1 bậc nhưng vẫn thân thiết. Tuyệt đối không được dùng cho cấp cao hơn, hay với người lớn tuổi. Nếu bạn đã lỡ lời, thì hãy cố gắng dùng giọng điệu ngọt nhất có thể để tạo cảm giác gần gũi.

Khi nói với người trên cấp bậc mình, thì cấu trúc ta có thể dùng đó là (으)십시오

        Ví dụ:

        어서 오십시오                                       
        Mời anh vào ( khi nói với khách hàng vào cửa hàng)
       사장님, 먼저 들어가십시오               
        Mời giám đốc vào trước ạ

3. 겠다

Đừng sau động từ và đứng cuối câu để thể hiện ý định sẽ làm việc gì, và có độ chắn chắn cho hành động đó. Và đứng sau tính từ để khẳng định tính chất của chủ thể.

        Ví dụ:

        저는 음료수를 마시겠습니다.             
        Tôi sẽ uống nước ngọt
        남 씨, 어느 음식을 좋아하겠습니까?
        Bạn Nam thích món ăn nào?
        이 꽃이 예쁘겠습니다.                       
        Hoa này đẹp lắm

Lưu ý: Với ngữ pháp này chúng ta có thể sử dụng cho cả thì quá khứ, thì tương lai theo cách sau.
   
        어제 그 취를 잡았겠습니다.
        Hôm qua tôi đã bắt được con chuột ấy
        내년에 한국말을 배울거겠습니다.
        Năm tới tôi chắc chắn sẽ học tiếng Hàn ( Câu này dùng cho văn nói vì có rút gọn)
       내년에 한국말을 배울것이겠습니다. ( câu này không rút gọn)
     

4.  지 않다

Đây là cấu trúc chỉ phủ định một điều gì đó. Nó đi sau danh từ và tính từ.

        Ví dụ:

        이 책이 좋지 않습니다                         
        Quyển sách này không hay đâu
        저는 밥을 먹지 않습니다                     
        Tôi không ăn cơm
        남 씨, 음악을 좋아하지 않으세요?     
        Nam, anh không thích nghe nhạc sao?

Lưu ý nhỏ: Khi câu hỏi có thể phủ định thì chúng ta có thể hiểu 2 ý

+ Thứ nhất: Ý phủ định. Ví dụ

        여기에 학생이 공부하지 않습니까?
        Ở đây học sinh không học bài sao?

+ Thứ hai: ngụ ý yêu cầu, hoặc hỏi có hay không một hành động gì đó. Ví dụ

        음악을 듣지 않습니까?                   
         Anh không nghe nhạc sao?  (Ngụ ý bây giờ nghe nhạc nha)
        남 씨, 펜이 가져오지 않습니까?                   
        Anh Nam, anh có mang theo bút không? ( ngụ ý mượn, chứ không phải hỏi việc anh Nam có mang bút không)

No comments:

Post a Comment

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN